Người
Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan nước ngoài phải thông
qua phỏng vấn của Sở Tư pháp trong nước, theo dự thảo thông tư quy định chi tiết
một số điều của Nghị định 24/2013 (hướng dẫn số điều của Luật Hôn nhân vào gia
đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài).
Theo
dự thảo thông tư nói trên, công dân Việt Nam muốn có được giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan nước ngoài phải trải
qua sự thẩm tra, xác minh và phỏng vấn của Sở Tư pháp.
Đồng
thời, Sở Tư pháp cũng có thể yêu cầu người nước ngoài (muốn kết hôn với người
Việt Nam) phải về Việt Nam để phỏng vấn nếu xét thấy giữa hai người có sự chênh
lệch lớn về tuổi (nam hơn nữ từ 20 tuổi trở lên, nữ hơn nam từ 10 tuổi trở
lên); hoặc cả hai bên kết hôn lần thứ hai trở lên; hoặc người nước ngoài đã kết
hôn và ly hôn với vợ/chồng là công dân Việt Nam; hoặc có dấu hiệu đương sự
không tự nguyện kết hôn; hoặc mục đích, động cơ kết hôn của đương sự không rõ
ràng; hoặc có dấu hiệu môi giới kết hôn trái pháp luật; hoặc người yêu cầu cấp
giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình,
cá nhân của người dự định kết hôn, về văn hóa, phong tục, tập quán của quốc
gia, vùng lãnh thổ người dự định kết hôn cư trú; hoặc người yêu cầu cấp giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân dự định không có mặt hoặc không thể có mặt khi
đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Cô
dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc với người chồng Hàn Quốc trong ngày cưới. Chỉ một tuần
sau khi đặt chân đến xứ người, cô đã bị chồng tâm thần sát hại. Ảnh gia đình
cung cấp
Dự
thảo cũng quy định cán bộ phỏng vấn phải kiểm tra, đối chiếu giấy tờ tùy thân của
hai bên nam, nữ và phỏng vấn lần lượt từng người. Nội dung phỏng vấn là để làm
rõ sự tự nguyện kết hôn; mục đích, động cơ kết hôn; sự hiểu biết về hoàn cảnh
gia đình, cá nhân; sự hiểu biết của công dân Việt Nam về ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, văn hóa, lối sống của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài đang
sinh sống; hiểu biết của người nước ngoài về Việt Nam.
Trường
hợp qua phỏng vấn, Sở Tư pháp thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh của
nhau hoặc về văn hoá, ngôn ngữ, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia,
vùng lãnh thổ mà người dự định kết hôn cư trú thì yêu cầu đương sự đến Trung
tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để được tư vấn. Nếu
người nước ngoài có biểu hiện không bình thường về nhận thức hoặc không làm chủ
được hành vi của mình thì yêu cầu đương sự khám lại tại tổ chức y tế chuyên
khoa về tâm thần của Việt Nam.
Trường
hợp có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an (như việc kết
hôn liên quan đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, có dấu hiệu xuất,
nhập cảnh trái phép, buôn bán người, môi giới kết hôn trái pháp luật), Sở Tư
pháp có công văn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.
Theo
Bộ Tư pháp, sở dĩ dự thảo thông tư quy định chặt như thế là vì tình hình công
dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan
nước ngoài trong thời gian qua khá phức tạp. Ở nhiều tỉnh, thành phố có tình trạng
tập trung kết hôn với công dân của một nước (như Hàn Quốc) và việc kết hôn này
thường thông qua người giới thiệu, thời gian từ khi quen biết đến khi kết hôn
không dài, công dân Việt Nam chưa có đủ sự hiểu biết cần thiết về ngôn ngữ, văn
hóa, pháp luật về hôn nhân gia đình của quốc gia mà “đối tác” của mình cư trú,
nên không ít trường hợp kết hôn vội vàng, rồi phải chịu hậu quả do không chuẩn
bị kiến thức cần thiết cho cuộc sống sau kết hôn ở nước ngoài.
Bạn
có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài, kết hôn với người Việt Kiều và muốn mọi
thủ tục trở nên dễ dàng vui lòng liên hệ Công ty TNHH TMDV DL Thanh Niên Mới.
Hotline: 0903709178 . Skype: newyouth5
0 comments: